Bố mẹ nên làm gì khi con không thích học tiếng Anh

17/04/2020

Với tâm lý háo hức muốn cho con học tiếng Anh từ nhỏ, rất nhiều phụ huynh đều mong muốn con sẽ nhanh chóng thân thuộc với ngôn ngữ này.  

Tuy nhiên, trẻ nhỏ đa số vẫn còn ham chơi và dễ chán, vì vậy bố mẹ đừng nôn nóng nếu như thấy bé không thích học tiếng Anh. Trong trường hợp này, bố mẹ nên làm những điều sau: 

Tại sao con lại không thích học tiếng Anh?

Đây là câu hỏi đầu tiên mà phụ huynh cần phải đi tìm câu trả lời để có được phương án tốt nhất giải quyết vấn đề này. Môi trường học là điều quan trọng nhất để bé tiếp thu được tiếng Anh dễ dàng, môi trường mà bố mẹ tạo ra cho bé liệu đã đủ thoải mái và thú vị để con hứng thú với việc học hay chưa? Khác với những môn học khác, ngoại ngữ là thứ mà trẻ cần phải được học bằng một phương pháp khác. Đừng bắt trẻ học theo lý thuyết khô khan vì điều đó sẽ làm trẻ rất khó tiếp thu và dần dần cảm thấy chán nản với việc học ngoại ngữ.

Làm sao để bé thấy vui vẻ thích thú mỗi khi nhắc đến việc học tiếng Anh?

Bố mẹ nên thay đổi môi trường học tiếng cho con, nếu con thật sự không thích hợp để hợp tại các trung tâm thì bố mẹ có thể tìm cho con các lớp học tiếng Anh online tại nhà. Các lớp học online cũng có rất nhiều cơ sở uy tín và chất lượng, qua các bài học online tại nhà bố mẹ có thể học cùng con, gần gũi với con hơn và hiểu con đang gặp vấn đề gì trong quá trình tiếp thu bài học.


Phương pháp khác nhau nội dung truyền đến người nghe cũng khác nhau. Có thể trẻ đang gặp vấn đề tại chính phương pháp học mà bạn lựa chọn. Nếu thật như vậy, bố mẹ nên thử tìm hiểu và thay đổi phương pháp học cho con mình. Chẳng hạn, học từ mới tiếng Anh thay vì trẻ phải ngồi viết từ vựng thì bố mẹ cho con học ghi nhớ thông qua các hình ảnh và video, bài hát, câu chuyện... đặc biệt màu sắc, âm thanh, hình ảnh sẽ giúp trẻ tăng khả năng tư duy, phán đoán, kích thích sự phát triển của não bộ. Thay vì suốt ngày chỉ có một khung giờ học nhất định thì bây giờ bố mẹ có thể để con tự lựa chọn thời gian học cho mình.

Đừng bắt trẻ làm điều bố mẹ muốn. Thay vì cứ bắt trẻ phải đi học, phải làm việc này việc kia, thì bố mẹ nên tạo cho trẻ khoảng không gian riêng, đưa ra nhiều phương án cho trẻ lựa chọn và sẵn sàng lên kế hoạch cụ thể cho từng phương án đó. Chẳng hạn như “con muốn đến lớp học tiếng Anh cùng các bạn không? Hay con muốn học ở nhà cùng mẹ?”

(Nguồn: Speakup Hocmai)