Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả cho trẻ Mầm non và Tiểu học

02/06/2020

Những nghiên cứu này cho thấy độ tuổi thích hợp nhất để học ngoại ngữ là 4 tuổi – khi mà khả năng bắt chước và phản xạ với ngôn ngữ là dễ dàng nhất. Tuy nhiên, ở một độ tuổi nhỏ như vậy, quá trình học Tiếng Anh cũng kèm theo những khó khăn riêng.

Ở bài viết này, Speakup sẽ chia sẻ một số phương pháp học tiếng Anh hiệu quả cho trẻ mầm non và tiểu học mà bố mẹ có thể áp dụng cho con em ở nhà và giúp các bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ nhanh hơn.

Thứ nhất – cho trẻ học tiếng Anh hiệu quả với màu sắc

Ít có điều gì thu hút trẻ em hơn màu sắc. Đừng để góc học tập đơn điệu hay trống vắng. Bố mẹ có thể trang trí góc học tập của trẻ với những bức tranh nhiều màu, sặc sỡ và được thay đổi thường xuyên. Màu sắc rực rỡ giúp kích thích não bộ của trẻ và giúp trẻ tập trung tốt hơn.

Một ý kiến hay là hãy thêm màu sắc cho chính người dạy học của trẻ. Khi giáo viên thay đổi với trang phục màu sắc hơn, trẻ sẽ thích thú hơn và hợp tác hơn. Bạn cũng nên sử dụng các tài liệu học tập nhiều màu sắc trong quá trình trẻ học bài.

Thứ hai – cho trẻ học tiếng Anh với người bản ngữ về phát âm

Ở giai đoạn này, trẻ học ngôn ngữ qua quá trình bắt chước, nên hãy cho trẻ bắt chước theo cách chuẩn xác nhất có thể.

Người bản ngữ không chỉ dạy trẻ cách phát âm thế nào cho đúng, mà còn giúp trẻ học cách dùng trọng âm và ngữ điệu. Học với người bản ngữ giúp trẻ có cách phát âm đúng, và tự nhiên.

Nếu điều kiện không cho phép, hãy cho trẻ lắng nghe cách phát âm thông qua các kênh trực tuyến có hình ảnh và hướng dẫn, hoặc tập phát âm từng từ theo một phần mềm từ điển điện tử uy tín.

Thứ ba – cho trẻ học tiếng Anh với người Việt về ngữ pháp

Trẻ em thường hay sợ hãi nếu bị đưa vào một môi trường hoàn toàn xa lạ. Sự tồn tại của những sự trợ giúp bằng tiếng mẹ đẻ có tác dụng tinh thần rất lớn giúp trẻ bình tĩnh.

Mặt khác, trẻ cần hiểu được cách sử dụng những cấu trúc câu đơn giản nhất để áp dụng. Điều này người bản ngữ khó lòng làm được nếu không có một khả năng ngôn ngữ bản địa tốt.

Không có những sự uốn nắn và hiểu biết cơ bản đó, trẻ dễ mất căn bản và mất khả năng tự học lên cao sau này. Tiếng Anh, ở một mức độ nào đó, cần tư duy độc lập xây dựng trên sự hiểu biết đúng đắn.

Thứ tư – cho trẻ học tiếng Anh theo thời gian biểu hợp lý

Thời gian biểu hợp lý nhất cho trẻ là cố định và xuyên suốt. Trẻ cần được giúp định hình một thói quen học tập và cần có người giúp đỡ để theo đuổi thói quen đó.

Nếu có thể, hãy yêu cầu trẻ học mỗi ngày vào một thời điểm cố định, mỗi buổi học khoảng nửa tiếng hoặc hơn. Dẹp hết mọi yếu tố có thể làm trẻ phân tâm như TV, vi tính,... và cùng học với trẻ theo chu trình một nửa học một nửa ôn, và dành phần lớn thời gian để thực tập.

Thứ năm – cho trẻ học tiếng Anh bằng những gì quen thuộc nhất

Điều này đặc biệt thích hợp cho việc học từ vựng. Hãy giúp trẻ biết cách gọi tên những thứ xung quanh, đồ chơi của trẻ, các màu sắc yêu thích, những người mà trẻ biết trong gia đình hoặc trong lớp, các số đếm dưới mười,...

Trẻ sẽ rất thích thú được học cách gọi tên những gì trẻ đã biết, và cũng sẽ thuận tiện cho trẻ hơn trong việc sử dụng chúng sau này.

Bố mẹ cũng có thể thử dán tên lên các vật dụng trong nhà bằng tiếng Anh để tạo cho trẻ nhiều cơ hội hơn nữa để tiếp xúc với chúng trong cuộc sống thường ngày.

Thứ sáu – cho trẻ học tiếng Anh qua bài hát

“ABC song”, “We are a big family”,... là những cái tên bạn có thể tìm đến nếu muốn giúp trẻ học tiếng Anh một cách tích cực hơn và dễ nhớ hơn.

Việc học hát một bài hát đòi hỏi trẻ ghi nhớ ca từ, nắm được cách phát âm, luyến âm, và còn giúp trẻ nắm được cách xử lý ngôn ngữ bằng âm nhạc. Học hát cũng giúp cho không khí buổi học vui tươi hơn, giúp trẻ được thư giãn và tăng khả năng tập trung sau đó.

Thứ bảy – cho trẻ học tiếng Anh qua các mẩu truyện

Bố mẹ có thể đọc truyện cho trẻ nghe, hoặc mở cho trẻ nghe các quyển sách nói được biên soạn tốt. Và rồi yêu cầu trẻ đóng vai để kể lại câu chuyện mà trẻ đã nghe được.

Cũng như người lớn, trẻ cần được rèn luyện cách tư duy và vận dụng ngôn ngữ thông qua việc đặt tình huống và miêu tả quá trình phát triển của những chi tiết khác nhau.

Chú ý là tìm cho trẻ những câu chuyện ngắn gọn, có nội dung đơn giản, vui vẻ, tươi sáng, dễ hiểu. Phần âm thanh cũng cần được chú ý nhiều hơn để trẻ có thể thực tập được kỹ năng nghe và nói tốt hơn.

Thứ tám – cho trẻ học tiếng Anh qua trò chơi

Khả năng tập trung và kỷ luật là những yếu tố cần có rèn luyện mà phát triển, mà trẻ thì không có nhiều cơ hội để rèn luyện được điều này. Thay vào đó, điểm mạnh của trẻ là năng động, dễ tiếp thu cái mới, và bắt chước rất chuẩn xác.

Vì vậy, hãy giúp cho không khí buổi học hiệu quả hơn bằng cách lồng ghép kiến thức vào các trò chơi nho nhỏ. Bạn có thể cho trẻ thư giãn với những trò chơi ngôn ngữ đơn giản, trực tuyến càng tốt, vì rằng nó giúp trẻ có nhiều sự lựa chọn hơn và tiết kiệm nhiều thời gian.

Tuy nhiên, hãy chú ý đến chất lượng trò chơi và kiểm soát tần suất sử dụng trò chơi trong việc học tập của trẻ. Mục đích của chúng ta là giúp trẻ học Tiếng Anh hiệu quả chứ không phải chơi trò chơi trong quá trình học tập.

Hãy đảm bảo rằng mọi trò chơi được thiết kế dựa trên yếu tố giáo dục và rằng trẻ học được điều gì đó sau mỗi trò chơi.

Thứ chín – cho trẻ học tiếng Anh bằng nhiều cách kết hợp

Bộ não của trẻ em được cấu tạo để làm quen với những gì lặp lại sau một khoảng thời gian nhất định, sau thời gian đó, nó ngừng phản ứng tiếp nhận thông tin. Đó là lúc ta cần thay đổi phương pháp tiếp cận.

Hãy chuẩn bị cho trẻ thật nhiều hoạt động trong một khoảng thời gian hợp lý, và thay đổi chúng thường xuyên nhằm giữ cho trẻ luôn tập trung và quá trình phân tích dữ liệu được diễn ra tốt đẹp.

Với các phương pháp trên, hy vọng bố mẹ có thể giúp các bé học tiếng Anh một cách vui vẻ và hiệu quả.

Để tham khảo các khóa học tiếng Anh trẻ em, bố mẹ hãy liên hệ ngay Speakup để được tư vấn và hỗ trợ.

 

    Tag: